Translate Here

Sunday, May 26, 2013

Soi balô của ‘dân phượt’

Lăn lộn trên đường trường, khám phá miền quê thanh bình hay nơi thâm sơn cùng cốc… là thú vui của những ai ưa mạo hiểm. Để chuyến đi thực sự đáng nhớ, an toàn, hành trang không thể thiếu của “phượt thủ” là chiếc balô với đầy đủ vật dụng cần thiết.

Không gò bó như những tour du lịch ngắm cảnh, 'phượt' mang đậm phong cách khám phá và thỏa sức sáng tạo. Đi bất cứ đâu ta muốn, dừng khi ta cần, và ăn những gì ta thích. Chính vì đặc thù ấy mà các 'phượt thủ' phải tự mình lên kế hoạch chi tiết, vạch ra những cung đường lộ trình rõ ràng, và tự chuẩn bị phương tiện đi lại thuận tiện.


Cùng điểm mặt những vật dụng góp cho chuyến đi của teen thêm hoàn hảo.

 

Giấy tờ tùy thân


Chứng minh thư, bằng lái xe máy hay thẻ sinh viên là những giấy tờ quan trọng và hữu hiệu khi bạn tới bất kỳ vùng đất nào. Bạn có thể kiếm được một nơi tạm trú qua đêm hay nhờ giúp đỡ khi gặp sự cố. Hãy sẵn sàng mang theo hộ chiếu nếu bạn có ý định qua cửa khẩu sang Trung Quốc, Lào hay Campuchia... để trải nghiệm những khác biệt về văn hóa, truyền thống và phong tục tập quán. Trình hộ chiếu sẽ giúp bạn giải quyết thủ tục nhanh chóng và giảm chi phí thông hành.

 

Bản đồ


Một tấm bản đồ, sổ tay, bút nhớ, cùng thiết vị định vị hay một chiếc điện thoại gắn tính năng chỉ đường giúp chuyến đi thêm thuận lợi và tiết kiệm thời gian. Đặc biệt đắc lực khi vào đoạn đường vắng không có ai để hỏi đường. Các thiết bị điện tử có thể bị mất sóng khi bạn dấn sâu vào những cánh rừng ngút ngàn hay cheo leo trên những đồi núi hoang sơ, vì vậy, một tấm bản đồ sẽ phát huy tác dụng cho trường hợp này.

 

Ngân lượng


Thứ không thể bỏ quên. Tuy nhiên, không nên mang theo nhiều tiền mặt, chỉ mang lượng vừa đủ để tiện chi trả xăng xe, đồ ăn chốn ngủ và một số chi phí phụ. Nên có một thẻ ATM để đảm bảo an toàn và phòng khi cần viện trợ.

 

Quần áo


Tùy theo thời lượng chuyến đi và thời tiết vùng miền bạn dự định đến. Mang vừa đủ, chọn những bộ đồ gọn nhẹ, dễ giặt, dễ gấp và nhanh khô, nên mặc đồ thể thao để tiện di chuyển. Mang theo áo gió, đặc biệt khi phượt xe máy, nó có tác dụng cản gió giúp lái xe tỉnh táo.

Một chiếc khăn vải là cần thiết để chống gió táp vào mặt cũng như giúp bạn tránh say nắng khi đến những vùng đất khô hanh. Khăn tay nhỏ đa năng vừa thấm mồ hôi, vừa có tác dụng thay thế khăn mặt. Khẩu trang chống bụi.

Chăn du lịch, với đặc tính gọn, nhẹ, và đảm bảo giữ ấm cho toàn bộ cơ thể khi bạn ngủ, đang dần thay thế vị trí của các loại lều cồng kềnh.

 

Đồ vệ sinh cá nhân


Bàn chải, kem đánh răng, ca nhỏ, giấy đa năng... Những vật dụng này khá phổ biến trên thị trường với đủ kích cỡ và khối lượng dùng trong 4-5 ngày.

 

Thiết bị y tế

Túi cứu thương, đồ vật bạn không nên bỏ quên. Ảnh: Umo 

 

Túi cứu thương, đồ vật bạn không nên bỏ quên.


Bông, gạc, urgo đề phòng trầy xước khi leo núi. Mang theo thuốc cảm sốt, thuốc chống dị ứng và kem chống muỗi vì nhiệt độ các khu vực rừng núi ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật sinh trưởng và trú ngụ. Thuốc đau bụng là rất cần thiết vì bạn có thể dị ứng với đồ ăn lạ, nhất là ẩm thực của các dân tộc miền núi với những đồ ăn tươi sống hoặc để lâu ngày.

 

Đồ ăn


Nên dự trữ ít thức ăn khô, đồ ăn dùng ngay và gọn nhẹ để đề phòng như lương khô. Một số loại thức ăn giàu calo, protein như xúc xích gói. Bỏ túi mấy thanh chocolate hay kẹo ngọt là ý tưởng tuyệt vời để duy trì cơ thể khi mệt mỏi. Trái cây cũng là cách giúp bạn vừa bổ sung năng lượng vừa giữ nước cho cơ thể. Và hãy nhớ luôn mang theo nước bên mình để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

 

Một số đồ dùng khác


Bật lửa, diêm, đèn phin dùng khi trời tối, mấy mét dây dù chắc chắc, dao gọt hoa quả, sạc điện thoại. Nên chọn loại sạc đa năng và phổ thông như sạc hai chân để phù hợp với cơ cấu ổ điện các vùng địa phương ở Việt Nam.

Áo mưa mỏng không thể thiếu trong hành trang của “phượt thủ” vì thời tiết một số vùng, đặc biệt vùng núi thường xảy ra mưa nắng thất thường. Áo mưa không chỉ có tác dụng che mưa cho bạn mà còn đảm bảo hành lý của bạn không bị thấm nước.

Thiếu máy ảnh thì chuyến đi của bạn chắc chắn sẽ không trọn vẹn. Hãy tậu cho mình một chiếc máy ảnh có cấu hình tốt và tuổi thọ pin cao để có thể thỏa sức lưu lại những khoảng khắc đáng nhớ, những bức tranh thiên nhiên độc đáo và những địa danh mà bạn đã in dấu chân.


 

 

Những thói quen cần tránh khi lái xe qua đèo

Đầu xuân năm mới, người người du xuân, nhà nhà trẩy hội. Những chuyến đi dài thường khó tránh những đoạn đường có xuất hiện đèo núi. Địa hình dốc trong thời tiết mưa phùn đầu năm, có thể sẽ khiến nhiều tài xế “non” kinh nghiệm gặp khó khăn.

 

Chỉ đến khi vụ một chiếc container “thổi bay” hơn chục người xuống vực tại Cao Bằng, hồi cuối năm Nhâm Thìn, nhiều lái xe có hoặc có ít kinh nghiệm đi đèo núi bỗng giật mình tự hỏi, liệu điều khiển xe cẩn trọng ở địa hình khuất tầm nhìn đã đủ an toàn?

Một chiếc xe tải trọng nặng hay xe đang chạy ở tốc độ cao khi đổ đèo, bất ngờ gặp đám đông cản đường sẽ rất khó tránh va chạm. Một trong những thói xấu của người Việt là hay túm tụm chỉ để “hóng” tai nạn của người khác, dẫn đến ách tắc giao thông và làm tăng nguy cơ mất an toàn, nhất là khi đang ở trên dốc.

Từ vụ tai nạn ở Cao Bằng hay trên đèo Bảo Lộc mới đây, có thể là lời cảnh báo cho mọi người, rút ra bài học để giảm thiểu những rủi ro trên hành trình đi hái lộc đầu năm.

Những kinh nghiệm lái xe trên đèo sau có thể có ích cho người điều khiển phòng tránh những tai nạn đáng tiếc. Bài viết được sự hỗ trợ từ một số thành viên trong câu lạc bộ offroad của diễn đàn Otofun.
 
Trước mỗi chuyến đi, nên tìm hiểu trước cung đường sẽ trải qua. Điều này sẽ giúp bạn có ý thức chuẩn bị các công cụ hỗ trợ cần thiết tương ứng với loại địa hình tương ứng.

Đừng ngại và dành thời gian kiểm tra toàn xe, đặc biệt là hệ thống phanh, lốp và đèn báo trước khi đi và chuẩn bị băng đèo.

Nên sử dụng đèn chiếu sáng liên tục khi đang vận hành xe trên đèo, kể cả vào ban ngày. Trong điều kiện thời tiết có sương mù hay mưa phùn, đừng quên sử dụng đèn gầm. Nếu tầm nhìn hạn chế và xe không được trang bị đèn sương mù, nên dán giấy nylon màu vàng/đỏ vào đèn, điều này sẽ có lợi bởi tầm quan sát rõ hơn.

Hầu hết các đèo ở Việt Nam đều có những góc cua gấp, mà tài xế sẽ không thể nhìn được chướng ngại vật trước mặt. Do vậy, tại những vị trí này, nên đi chậm kết hợp với bấm còi và nháy đèn pha để thông báo cho các phương tiện giao thông khác, kể cả khi đường có cắm gương cầu quan sát.

Sử dụng số phù hợp với độ dốc của đèo, nếu số thấp quá có thể sẽ làm động cơ bị quá nhiệt thì số cao quá dễ làm mất kiểm soát. Ra vào số theo nguyên tắc "lên già - xuống non", nghĩa là khi leo lên thì tăng số muộn hơn, còn khi đổ đèo thì về (xuống) số sớm hơn so với lúc điều khiển trên đường bằng. Cố gắng giữ máy vận hành ở số thấp và "lên số nào - xuống số đó".

Khi chạy ở nơi dốc núi, nhiều người có xu hướng sử dụng phanh liên tục để hãm tốc độ. Tuy nhiên, đây lại là thói quen và kỹ năng lái không có lợi cho xe. Rà phanh liên tục sẽ khiến má phanh nóng, dẫn tới mất ma sát, có thể cháy may-ơ và làm giảm tác dụng của phanh.

Để hãm tốc độ xe khi đổ đèo, nên chau dồi kỹ năng dùng số kết hợp với phanh. Phanh hoạt động tốt nhất sau khi đã về số hoặc phải giảm tốc độ khẩn cấp. Tuy nhiên, ngay cả khi phải dùng để giảm tốc độ cũng cần tránh phanh gấp, đặc biệt lúc xe đang vào góc nghiêng.

Tập trung điều khiển xe đi đúng làn đường cho phép, tránh lấn trái. Chỉ nên lấn làn tại những đoạn có kẻ sơn đường đứt đoạn và không có phương tiện đi ngược chiều. Hạn chế tối đa việc vượt xe cùng chiều khi leo đèo nhất là những xe có tải trọng lớn. Nếu có ý định vượt xe khác trên đèo, nên chọn đoạn đường có tầm quan sát rộng, vượt dứt khoát, vượt xong phải cho xe sớm trở lại phần đường của mình. Hạn chế vượt lúc vào cua, trừ những góc cua trái có tầm quan sát rộng.

Không nên bám sát xe phía trước, giữ khoảng cách an toàn và phòng trường hợp phanh gấp. Khi leo đèo quá dốc, toàn đá hoặc bùn trơn nên kiếm dây thừng quấn vào bánh xe để tăng độ ma sát. Cố gắng tránh tuyệt đối việc dừng xe ở những góc khuất trên đèo. Trong trường hợp bất khả kháng do xe hỏng, thì phải có biện pháp cảnh báo cho các xe khác ở trước khúc cua.

Khi đi đèo vào mùa mưa lũ, nên chú ý các đoạn đường vách núi cao. nếu có hiện tượng nước màu đỏ gạch chảy qua đường, thì nên lưu ý đoạn đường đó rất dễ bị sạt lở do đất đá đã no nước và dễ có hiện tượng lũ bùn.

Chú ý từ xa những bụi nhỏ, đá con rơi xuống từ vách núi, nếu các loại đá bụi này rơi từ vị trí càng cao càng nguy hiểm bởi đó là hiện tượng sạt lở, cây cối đổ, sạt ta-luy,... Trong những trường hợp này phải đi thật chậm để quan sát và nếu quá nguy hiểm thì nên quay đầu xe để giữ an toàn.

Đối với người đi đường, khi bắt gặp sự cố hoặc tai nạn trên đường, việc dừng lại hỗ trợ nạn nhân là cần thiết và hợp với đạo lý. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dừng xe đột ngột, cần từ từ giảm tốc độ rồi dừng xe để giúp các nạn nhân. Đừng bao giờ vô cảm bỏ mặc nạn nhận và đứng xem giữa đường.

Hãy để những chuyến đi du xuân luôn ngập tràn niềm vui bằng việc lái xe an toàn, chủ động trong mọi tình huống và tuyệt đối không sử dụng rượu bia trước và trên hành trình.
 

 

Những lưu ý khi “phượt” đầu năm bằng xe máy

Nếu “xách” xe máy lên đường “phượt” cùng bè bạn đầu năm, bạn nên chuẩn bị kĩ, giữ gìn sức khỏe, di chuyển tốc độ an toàn và chú ý điều kiện đường xá, thời tiết.

Chuẩn bị kĩ

Bên cạnh hành lý gồm quần áo, túi ngủ hay vật dụng, thuốc men, thức ăn, nước uống, bạn cần nhớ đến “chiến mã” vượt đường xa. Hãy chuẩn bị kĩ cho chiếc xe, siết lại ốc, kiểm tra lốp xe, bình ắc-quy để đảm bảo chiếc xe vận hành ổn định trên một đoạn đường dài. Nếu có thể, hãy mang xe đi bảo dưỡng và thay dầu trước khi khởi hành.

Kiểm tra kĩ hệ thống đèn pha, đèn xi-nhan, đèn báo phanh ở đuôi xe. Không có đèn, bạn sẽ gặp nhiều nguy hiểm nếu đi trong đêm tối.

Nhớ lắp gương chiếu hậu, ít nhất là gương chiếu hậu bên trái. Việc sử dụng gương chiếu hậu trên đường trường rất quan trọng, giúp bạn tránh nhiều nguy cơ tai nạn, do quan sát được xe đi từ phía sau.

Nếu lốp quá mòn, hay săm (ruột) xe vá đã nhiều lần, nên thay mới để đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Chuẩn bị quần áo ấm, chắn gió, khăn, giày, găng tay cẩn thận. Những trang phục đi đường rất quan trọng để giúp bạn bảo vệ sức khỏe, đồng thời giảm thương tích nếu xảy ra va chạm.

Mũ bảo hiểm nhất thiết phải là loại đạt tiêu chuẩn an toàn, đủ cứng, nên dùng mũ bảo hiểm loại trùm đầu để đạt độ an toàn tối đa.

Nếu di chuyển trong đêm tối, hãy trang bị thêm những tấm dán phản quang ở phía sau lưng, đuôi xe để người đi xe sau có thể nhận diện.

Mang theo đồ sửa xe cơ bản, có thể là cả dụng cụ vá xe, bơm xe, bởi vùng miền núi phía Bắc người dân thường mở cửa rất muộn, nên cửa hàng sửa xe rất hiếm.

Di chuyển tốc độ an toàn, hợp lý
 
Hãy di chuyển với tốc độ cho phép trên đường, 60km/h trên đường ngoài đô thị và 40km/h trong khu vực đô thị. Đừng đi quá nhanh hay quá chậm! Nếu đi quá nhanh, bạn sẽ dễ mất kiểm soát tốc độ khi gặp sự cố. Nếu đi quá chậm, bạn sẽ liên tục bị xe ô tô vượt qua bên trái, chịu sức ép lớn và nhiều rủi ro hơn.

Tránh đi phía sau và sát đuôi xe tải lớn. Tại đường đồi núi, xe tải lớn chở nặng chỉ di chuyển với tốc độ rất chậm, từ 10 - 20 km/h, vì vậy hãy cảnh giác đừng bám sát đuôi. Những xe này nếu tuột dốc sẽ khiến bạn gặp nguy hiểm nếu bám đuôi quá gần. Hãy giữ khoảng cách hợp lý, quan sát phía trước và vượt khi có thể, chú ý không vượt ở khúc cua.

Nếu đi theo đoàn, hãy chọn người có kinh nghiệm dẫn đoàn, kiểm soát tốc độ và khoảng cách giữa các xe, luôn đảm bảo đoàn được an toàn khi vượt xe khác.

Luôn nhớ, hãy tuân thủ luật giao thông, sử dụng xi-nhan, đèn passing và còi để xin vượt; đi đúng tốc độ quy định, không vượt phải và không vượt tại các khúc cua.

Chú ý điều kiện đường xá, thời tiết

Nếu mặt đường không tốt, nhiều sỏi đá, hay trời mưa, đường trơn, hãy đi chậm lại và luôn làm chủ tốc độ.

Thời tiết mùa xuân của khu vực miền núi phía Bắc thường xuyên có mưa phùn, sương mù, khiến tầm nhìn hạn chế, đặc biệt với những người sử dụng kính, vì vậy cần giảm tốc độ hoặc dừng lại nghỉ ngơi nếu cảm thấy nguy hiểm.

Chú ý cột mốc ven đường để tránh lao xe xuống vực, hãy dừng lại nếu không thể quan sát đường.

Tốt nhất, bạn nên theo dõi tình hình dự báo thời tiết để tránh di chuyển trong thời tiết quá xấu, cập nhật thông tin về cung đường mình đi, có xảy ra sạt lở hay nguy hiểm không để đề phòng.

Giữ sức khỏe tốt

Hãy giữ cho mình sức khỏe tốt nhất trước hành trình dài bằng xe máy. Ăn uống đủ no trước khi lên đường, mang theo nước uống.

Không sử dụng rượu bia và các chất có cồn khác khi điều khiển xe máy.

Không nên lái xe liên tục quá lâu, nên nghỉ khoảng năm phút sau một giờ di chuyển, để tỉnh táo và thư giãn cơ thể, cho máy móc nghỉ ngơi.

Nếu buồn ngủ hay mệt, hãy dừng xe và nghỉ vài phút, sẽ an toàn hơn nhiều so với việc bạn gật gù khi điều khiển xe máy.

 

Các trường hợp CSGT có quyền dừng phương tiện

Thông tư 65/2012/TT-BCA do Bộ Công an ban hành có hiệu lực từ ngày 22/12/2012 đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ (CSGT).

 

Theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 30/10/2012, CSGT được quyền dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

Cụ thể, CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
 
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

- Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

- Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;

- Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;

- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Thông tư 65/2012/TT-BCA cũng quy định, điều kiện tham gia tuần tra giao thông của CSGT là đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an.

Thêm vào đó, Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 12/9/2012) quy định trách nhiệm của cán bộ trong quản lý, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận như sau:

- Phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và xuất trình khi có yêu cầu;

- Phải đeo biển hiệu khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Biển hiệu  được đeo chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên trái (đối với cán bộ là nam), chính giữa ngực bên trái và ngang bằng cúc áo thứ nhất từ trên xuống (đối với cán bộ là nữ) và có giá trị thay thế số hiệu công an nhân dân.


Mẫu thẻ tuần tra của CSGT có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, thường được gọi là “thẻ xanh” 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ai có thẩm quyền dừng phương tiện, xử phạt vi phạm?

Ngoài CSGT đường bộ theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 30/10/2012 và Thông tư 45/2012/TT-BCA do Bộ Công an ngày 27/7/2012, còn một số lực lượng khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Nghị định số 27/2010/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 24/3/2010 quy định: Các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng Cảnh sát khác (gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, và Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).

Tuy nhiên, việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của CSGT, Cảnh sát khác và Công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông. Khi hết thời gian huy động ghi trong Quyết định hoặc Kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

Khi không có CSGT đường bộ đi cùng, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Đối với Thanh tra giao thông, Thông tư 08/2010/TT-BGTVT ngày 19/3/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định: Thanh tra giao thông đường bộ có quyền dừng phương tiện đang lưu thông trong trường hợp cấp thiết để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, vi phạm Điều 86 Luật Giao thông đường bộ; hoặc để đình chỉ hành vi vi phạm và xử phạt vi phạm theo quy định tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ khi phát hiện có dấu hiệu vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ; có dấu hiệu vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ.

Ngoài ra, tại Hà Nội và TPHCM, còn có Tổ công tác liên ngành 141, gồm: CSCĐ, CSGT, và Cảnh sát hình sự (CSHS), được thành lập với nhiệm vụ chính là tuần tra kiểm soát, kiểm tra hành chính để phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng lợi dụng tuyến giao thông để thực hiện hành vi phạm tội.

Tóm tắt lại, các lực lượng sau có thẩm quyền dừng phương tiện và xử lý vi phạm:

- CSGT đeo biển hiệu (thẻ xanh) và có Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (thẻ đỏ);

- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, và Công an xã, phường, thị trấn - chỉ khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Thanh tra giao thông - trong những trường hợp mà hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.

- Riêng tại Hà Nội và TPHCM còn có tổ công tác liên ngành 141.

Các lực lượng khác (quản lý thị trường, dân quân…) không có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mà chỉ có quyền dừng phương tiện khi có hành vi vi phạm thuộc thuộc các lĩnh vực mà họ quản lý. Ví dụ, nếu người tham gia giao thông có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động thương mại (chở hàng lậu, hàng giả, hàng cấm…), thì cán bộ quản lý thị trường có quyền dừng phương tiện để xử lý.



Nick Vujicic đến Việt Nam

Nick Vujicic - chàng trai giàu nghị lực nhất hành tinh đã tới Việt Nam trong một chương trình giao lưu, diễn thuyết đầy tính nhân văn trong bốn ngày cuối tháng 5 (22-25/5). 










Gương mặt Ồ, tôi không muốn đâu vào lúc anh nói về những con người luôn than trách số phận



Có lẽ đây là lần đầu mọi người được đứng gần Nick đến thế mà không bị lực lượng an ninh cản trở.


Một tháng, doanh nghiệp tiếp… 17 đoàn thanh tra!

Chỉ trong 1 tháng, Công ty TNHH TM-DV-XNK Tổng hợp Hùng Nhơn tiếp đến 17 đoàn thanh tra của các ban, ngành từ huyện đến tỉnh với cùng 1 nội dung